Thursday, December 27, 2007




Ôn Gia Bảo đã nói gì với Nguyễn Tấn Dũng.

Một hãng dầu Ấn Độ đã ký hợp đồng với Việt Nam nhằm khai thác dầu khí ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam nhưng Trung Quốc đã tuyên bố hợp đồng đó vô gía trị vì khu vực đó nằm trong vùng biển của Trung Quốc.Hầu hết mọi người điều biết tin hãng dầu BP đã hợp tác với Việt Nam một dự án thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi miền nam Việt Nam trị gía 2 tỉ Mỹ kim. Nhưng khi Bắc Kinh lên tiếng phản đối và cho rằng hãng BP đang tiến hành khai thác dầu khí ngay trong hải phận của Trung Quốc, được biết như là khu vực (block) 5.2, hãng BP phải ngưng sự tìm kiếm dầu và hủy bỏ hợp đồng với Việt Nam hôm tháng Tư năm nay. Nhưng có lẽ ít ai biết một hãng khai thác dầu của Ấn Độ (India) cũng cùng chung số phận. Theo bài viết “Việt Nam Trung Quốc xung đột qua biển ngoại giao”, ký gỉa Andrew Symon cho hay, hãng dầu ONGC của chính phủ Ấn Độ (India) đã ký kết hợp đồng với Việt Nam hôm tháng Năm 2006 để khai thác dầu và khí đốt ở khu vực nằm trong khu vực (blocks) 127 và 128, ngoài khơi miền trung Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 22 tháng 11 cùng năm 2006, tòa Đại sứ Trung Quốc ở Tân Đề-li (New Delhi) gởi thư cho ONGC và cảnh cáo rằng hợp đồng khai thác dầu khí của Oil And Natural Gas Corporation Ltd (ONGC) và Việt Nam là không có gía trị, vì vùng biển đó là của Trung Quốc. Được biết, cho đến nay công ty ONGC đã đầu tư khoảng 100 triệu Mỹ kim cho dựa án này trong hai khu vực (blocks) 127 và 128 như đã nêu trên.
Hãng dầu ONGC của Ấn Độ đã ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam, nhưng cũng bị Trung Quốc đuổi chạy dài... (Nguồn: ongcindia.com)
Cũng theo ký gỉa Andrew Symon, hôm hội nghị thượng đỉnh các nước trong khối Đông Nam Á châu ở Singapoe tháng 11 vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có gặp riêng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia-bảo để tìm một phương cách giải quyết tốt đẹp cho cả hai bên. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia-bảo trên nguyên tắc đồng ý lãnh đạo hai nước cần hợp tác, duy trì hòa bình và sự ổn định để giải quyết, nhưng ông cũng thêm vào câu trả lời của ông rất trịch thượng, kẻ cả và cố tình tránh né giải quyết chuyện tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Việt Nam nên bình tĩnh để giải quyết những vấn đề đang nổi cộm qua những giải pháp được hai bên đồng ý, đừng để nó ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Vấn đề tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Hải có thể giải quyết qua phương cách khai thác chung, và gạt qua một bên chuyện ai là chủ quyền những vùng lãnh hải đó.” Điều đó, có nghĩa là sẽ chia khu vực biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa ra từng khu vực như bàn cờ và chia nhau khai thác, nếu tìm thấy nguồn dầu và khí đốt thì sẽ chia hai. Nó cũng đồng nghĩa là Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm hải phận Việt Nam và bắt Việt Nam phải chấp nhận ở cái vị thế đã rồi “hoặc chấp nhận thì tạm thời cho ăn ké, còn nếu không thì đi chỗ khác chơi.” Cho đến giờ phút này, vẫn chưa thấy Hà Nội chính thức phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc như triệu Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội đến để giao kháng thư, hay như tuần rồi phó chủ tịch Quốc Hội Việt Nam dẫn đầu phái đoàn đảng và nhà nước cao cấp Việt Nam đi thăm viếng hữu nghị Trung Quốc, nhưng đã không hé môi nói một lời đề cập đến chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp thẳng tay sinh viên và thanh niên Việt Nam tuần hành trong ôn hòa ở Hà Nội và Sài Gòn hôm Chủ Nhật 23 tháng 12 để phản đối hành động xâm lăng bờ cõi Việt Nam của Trung Quốc.

----------------------------------

Nguồn:China, Vietnam churn diplomatic waters. Asia Times Online Ltd, by Andrew Symon, 20 Dec 2007.